Dầm cao và dầm chuyển (deep beam and transfer beam)
Dầm cao và dầm chuyển (deep beam and transfer beam)
Dầm chuyển được sử dụng ngày càng nhiều hơn trong các công trình xây dựng ở Việt Nam, do đặc điểm về phân bố ứng suất mà việc tính toán thiết kế các dầm này có nhiều khác biệt so với việc tính toán và thiết kế dầm theo lý thuyết uốn thông thường.
Dầm cao
Dầm được gọi là dầm cao (Deep Beam) khi mang một trong các đặc điểm sau đây:
- Tỉ số giữa nhịp thông thủy và chiều cao dầm bé hơn hoặc bằng 4
- Trên dầm xuất hiện tải trọng tập trung trong khoảng bé hơn 2 lần chiều cao dầm tính từ mép gối đỡ
Dưới tác dụng của tải trọng, trong dầm hình thành các thanh chống chịu nén nối giữa vị trí đặt tải trọng và gối đỡ. Đối với các cấu kiện thông thường, chúng ta thường sử dụng giả thiết biến dạng phẳng để lập sơ đồ ứng suất cho tiết diện và giải bài toán tính toán cốt thép dựa trên các sơ đồ ứng suất tại trạng thái phá hoại. Tuy nhiên, đối với dầm cao giả thiết về biến dạng phẳng trong lý thuyết uốn không còn đúng nữa. Để tính toán dầm cao, hoặc sử dụng phương pháp phân tích với phân bố biến dạng phi tuyến, hoặc sử dụng mô hình giàn ảo (strut-and-tie method). Mô hình giàn ảo được đề cập trong các tiêu chuẩn như ACI 308-08 – Phụ lục A, hoặc Eurocode 2 – Mục 6.5
Hình 1: Các trường hợp định nghĩa của Dầm cao
Dầm chuyển
Dầm chuyển (Transfer Beam) là cấu kiện dầm có tác dụng phân phối
lại tải trọng thẳng đứng. Do đặc điểm về tải trọng nên hầu hết dầm
chuyển đều thuộc dạng dầm cao.
Trên thực tế dầm chuyển được sử dụng tương đối linh hoạt. Trong một
số công trình hỗn hợp, do yêu cầu về không gian ở tầng phía dưới
(khối thương mại) nên hệ cột ở các tầng dưới có khoảng cách tương
đối lớn, trong khi khối căn hộ phía trên yêu cầu kích thước cấu
kiện thẳng đứng phải mỏng do đó hệ vách phía trên mỏng và dài.
Trong những trường hợp như vậy, dầm chuyển có chức năng phân phối
tải trọng từ các vách về tập trung tại các đỉnh cột (Hình 2).
Hình 2: Dầm chuyển được sử dụng để phân phối tải trọng về các cột
Trong một số công trình khác, người ta cũng bố trí dầm chuyển để dàn đều tải trọng xuống móng (Hình 3). Với hệ kết cấu này, do tải trọng được dàn đều xuống các cột phù hợp với sức chịu tải của cọc, do đó dưới mỗi chân cột chỉ cần bố trí một cọc. Hiệu quả của cách thức này là trong đài cọc không phát sinh lực chọc thủng và mô men uốn, dẫn tới sẽ tiết kiệm được chi phí đài cọc và các chi phí liên quan đến công tác thi công đài cọc.
Hình 3: Dầm chuyển được sử dụng để dàn đều tải trọng xuống móng
Xem xét vấn đề qua một ví dụ: khác với các dự án có quỹ đất hạn hẹp, dự án Hyundai Hills State bao gồm các tòa nhà là khu chung cư đơn thuần, có sân chung rộng và một điểm hoàn toàn khác biệt là khu gara được đặt ngầm dưới sân. Thiết kế này tạo điều kiện giải phóng chức năng phần ngầm của các tòa nhà chính, do đó phần ngầm của các tòa nhà này có mục đích phục vụ tối đa ý đồ kết cấu. Bản thiết kế của Hyundai Hills State cho thấy hệ thống dầm chuyển dưới 2 tầng hầm tạo nên khối đế vững chắc, phân phối tải trọng đứng và tải trọng ngang đều đặn lên các cột, do đó không xảy ra hiện tượng cọc tập trung tại đài vách thang máy. Các cọc được đặt ngay dưới chân cột làm giảm tối đa nguy cơ chọc thủng, dẫn đến chiều dày của đài cọc (đài bè) tương đối nhỏ và thép đài cọc được tiết kiệm tối đa.
Lý thuyết tính toán
Về nguyên tắc dầm cao có thể được tính toán thiết kế bằng mô
hình giàn ảo, tuy nhiên việc ứng dụng mô hình này như thế nào trong
các trường hợp đa dạng kết cấu cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Mặc dù đã xuất hiện một thời gian tương đối dài, việc tính toán dầm
chuyển vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ và chưa được giải quyết một
cách triệt để. Các kết quả phân tích về dầm cao nêu trong
cuốn Reinforced Concrete Design of Tall
Buildings của Bungale S.
Taranath cho thấy ứng suất trong giai đoạn làm việc
khi chưa xuất hiện vết nứt lớn hơn gấp 2 lần so với phân thích theo
lý thuyết uốn thông thường (sử dụng giả thiết tiết diện phẳng), kết
luận này được lấy làm cơ sở cho một số bảng thuyết minh tính toán
sử dụng kết quả từ phân tích đàn hồi trong Etabs bằng cách nhân đôi
giá trị ứng suất thu được và tính toán diện tích cốt thép yêu
cầu.
Trước những hạn chế về lý thuyết tính toán, khắc phục bằng phương
án kết cấu rõ ràng luôn là giải pháp tối ưu nhất, một số chuyên gia
khuyên rằng tốt nhất (thay vì thiết kế giàn ảo) hãy thiết kế một hệ
giàn thật làm nhiệm vụ phân phối tải trọng, lúc đó phương án kết
cấu sẽ trở nên rất rõ ràng và dễ xử lý.
Tài liệu
- Các tài liệu được biên dịch
- Các tài liệu nước ngoài
Bài viết liên quan
Bài toán cột cắm trên dầm
Xem chi tiết
Bảng Excel tính toán cốt thép Đài cọc từ nội lực có sẵn (Etabs,
Safe, v.v..)
Xem chi tiết
Biểu đồ tương tác
Xem chi tiết
Các tiêu chuẩn Việt Nam về thiết kế Kết cấu
Xem chi tiết
Dầm cao và dầm chuyển (deep beam and transfer beam)
Xem chi tiết
Etabs – Hướng dẫn thiết kế vách
Xem chi tiết
Etabs -Phân tích kết cấu theo mô hình làm việc đồng thời với
nền đất
Xem chi tiết
Giả thiết tiết diện phẳng
Xem chi tiết
Hàm lượng tối đa của cốt thép Dầm
Xem chi tiết
Hệ số điều kiện làm việc γb3 trong tính toán thép cột
Xem chi tiết
Hướng dẫn lập bảng Excel thiết kế Đài cọc
Xem chi tiết
Hướng dẫn tính toán móng cọc bằng phần mềm SAFE
Xem chi tiết
Hướng dẫn tính toán sàn bằng phần mềm SAFE
Xem chi tiết
Khi nào thì cấu kiện được coi là Dầm ?
Xem chi tiết
Khi nào thì phải tính toán tải trọng Động đất
Xem chi tiết
Kiểm tra điều kiện chuyển vị lệch tầng cho phép của nhà cao
tầng
Xem chi tiết
Nguyên lý tính toán giằng móng
Xem chi tiết
Nội suy (Interpolation)
Xem chi tiết
Phương pháp thiết kế theo trạng thái giới hạn
Xem chi tiết
Phương pháp xây dựng BDTT và tính toán diện tích cốt thép cho
cấu kiện chịu nén LTX
Xem chi tiết
Phương pháp xây dựng biểu đồ tương tác cho cột tiết diện chữ
nhật
Xem chi tiết
Quy trình thiết kế kết cấu sử dụng phần mềm KetcauSoft
Xem chi tiết
Shortening – Nguyên nhân, mâu thuẫn và phương pháp hạn chế sai
sót
Xem chi tiết
Tính toán cốt thép kép theo giới hạn định trước – giải pháp cho
dầm chịu mô men lớn
Xem chi tiết
Tính toán diện tích cốt thép cho Sàn BTCT dựa vào nội lực từ
Etabs
Xem chi tiết
Tính toán tải trọng Gió cho công trình có mặt bằng hình
tròn
Xem chi tiết
Tổ hợp tải trọng và tổ hợp nội lực
Xem chi tiết
Tra cứu hệ số khí động c bằng phần mềm KCS QuickC
Xem chi tiết
Vấn đề tối ưu trong thiết kế móng cọc
Xem chi tiết
Cập nhật phần mềm RCB ngày 11/7/2022
Tuyển kỹ sư Kết cấu
Chính sách về thành viên VIP của KetcauSoft
Các hình thức sử dụng phần mềm
0397 306 689
Đã bán 200 sách Excel Nâng cao các ứng dụng trong Xây dựng
Hotline: 0397 306 6892 phút trước
Các câu hỏi về dầm chuyển là gì
Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê dầm chuyển là gì hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé <3 Bài viết dầm chuyển là gì ! được mình và team xem xét cũng như tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết dầm chuyển là gì Cực hay ! Hay thì hãy ủng hộ team Like hoặc share. Nếu thấy bài viết dầm chuyển là gì rât hay ! chưa hay, hoặc cần bổ sung. Bạn góp ý giúp mình nhé!!
Các Hình Ảnh Về dầm chuyển là gì
Các hình ảnh về dầm chuyển là gì đang được Moviee.vn Cập nhập. Nếu các bạn mong muốn đóng góp, Hãy gửi mail về hộp thư [email protected] Nếu có bất kỳ đóng góp hay liên hệ. Hãy Mail ngay cho tụi mình nhé
Tìm thêm tin tức về dầm chuyển là gì tại WikiPedia
Bạn có thể xem thông tin về dầm chuyển là gì từ trang Wikipedia tiếng Việt.◄ Tham Gia Cộng Đồng Tại???? Nguồn Tin tại: https://hoatuoibattu.vn/
???? Xem Thêm Chủ Đề Liên Quan tại : https://hoatuoibattu.vn/hoi-dap/