Bài viết Rừng đặc dụng là gì ? Quy định pháp luật về rừng đặc dụng thuộc chủ đề về Hỏi Đáp thời gian này đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không nào !! Hôm nay, Hãy cùng https://hoatuoibattu.vn/ tìm hiểu Rừng đặc dụng là gì ? Quy định pháp luật về rừng đặc dụng trong bài viết hôm nay nhé ! Các bạn đang xem bài : “Rừng đặc dụng là gì ? Quy định pháp luật về rừng đặc dụng”
Đánh giá về Rừng đặc dụng là gì ? Quy định pháp luật về rừng đặc dụng
Rừng đặc dụng được phân chia thành các loại sau
đây:
1) Khu bảo tồn thiên nhiên: Khu bảo vệ có giá trị
khoa học, giữ nguồn gen động vật và thực vật, Khu bảo tồn thiên
nhiên có thể mở cửa để phục vụ cho nghiên cứu khoa học nhưng không
mở rộng cho việc phục vụ du lịch và các nhu cầu văn hồa khác;
2) Vườn quốc gia: Khu bảo vệ có giá trị sử dụng
toàn diện về các mặt bảo vệ thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, bảo
tổn di tích văn hóa, phục vụ tham quan, du lịch;
3) Rừng văn hóa – xã hội, nghiên cứu – thí nghiệm:
Khu có các di tích lịch sử văn hóa và các cảnh quan có giá trị thẩm
mỹ hoặc giá trị bảo vệ môi trường, có tác dụng phục vụ tham quan,
du lịch, giải trí, nghÏỉ ngơi hoặc nghiên cứu khoa học.
Căn cứ vào đặc điểm sinh thái và chức năng hoạt
động của các khu vực cụ thể trong rừng, rừng đặc dụng được chia
thành nhiều khu vực, gồm: Khu bảo vệ nghiêm ngặt (còn gọi là vùng
lõi); khu phục hồi sinh thái; và khu hành chính, dịch vụ.
Ngoài ra, đề cập đến rừng đặc dụng không thể không
đề cập đến vùng đệm, mặc dù diện tích của vùng đệm không được tính
trong diện tích rừng đặc dụng.
Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có
mặt nước nằm sát ranh giới với các khu Vườn quốc gia và Khu bảo tồn
thiên nhiên, có tác động ngăn chặn hoặc hoặc giảm nhẹ sự xâm phạm
khu rừng đặc dụng.
Mọi hoạt động trong vùng đệm đều nhằm mục đích hỗ
trợ cho công tác bảo tồn, quản lí và bảo vệ khu rừng đặc dụng. Hạn
chế di dân từ bên ngoài vào vùng đệm, cấm săn bắn, bẫy bắt các loài
động vật và chặt phá các loài thực vật hoang dã là đối tượng bảo
vệ.
Vùng đệm mang lại lợi ích cho nhân dân sống quanh
khu bảo tồn. Điều này có thể thực hiện được bằng cách áp dụng các
hoạt động phát triển cụ thể, đặc biệt góp phần vào việc nâng cao
đời sống kinh tế- xã hội của các cư dân sống trong vùng đệm.
Chức năng của vùng đệm là: góp phần vào việc bảo
vệ khu bảo tồn mà nó bao quanh; nâng cao các giá trị bảo tổn của
chính bản thân vùng đệm; tạo điều kiện mang lại cho những người dân
sinh sống trong vùng đệm những lợi ích từ vùng đệm và khu bảo
tồn.
2. Quy định về rừng đặc
dụng:
Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tôn
thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen
sinh vật rùng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá
và danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng
hộ, góp phần bảo vệ môi trường. Rừng đặc dụng bao gồm: vườn quốc
gia; khu bảo tồn thiên nhiên; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên
cứu thực nghiệm khoa học. Cụ thể là:
– Vườn quốc
gia: Vườn quốc gia là vùng đất tự nhiên được thành
lập để bảo vệ lâu dài một hoặc nhiều hệ sinh thái và đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu sau: Là vùng đất tự nhiên bao gồm mẫu chuẩn hệ sinh
thái cơ bản; các nét đặc trưng về sinh cảnh của các loài động, thực
vật; các khu rừng có giá trị cao về khoa học, giáo dục và du lịch.
Đồng thời đây cũng phải là vùng đất tự nhiên đủ rộng để chứa đựng
được một hay nhiều hệ sinh thái và không bị thay đổi bởi những tác
động xấu của con người; có tỉ lệ diện tích hệ sinh thái tự nhiên
cần phải bảo tồn phải đạt 70% trở lên; có điều kiện về giao thông
tương đối thuận lọi.
– Khu bảo tồn thiên
nhiên: Đây là khu vực gồm khu dự trữ thiên nhiên và khu
bảo tồn loài – sinh cảnh.
+ Khu dự trữ thiên
nhiên: Đây là vìmg đất tự nhiên có dự trữ tài nguyên thiên
nhiên và tính đa dạng sinh học cao và được thành lập với mục đích
chủ yếu là bảo đảm diễn thế tự nhiên, phục vụ nghiên cứu khoa học.
Một vùng đất chỉ được xác định là khu dự trữ tự nhiên khi thoả mãn
các điều kiện như: Có hệ sinh thái tự nhiên tiêu biểu, còn giữ các
đặc trưng cơ bản của tự nhiên, ít bị tác động có hại của con người;
có hệ động thục vật đa dạng hoặc có các loài đặc hữu đang sinh
sống; có tỉ lệ diện tích hệ sinh thái tự nhiên càn bảo tồn đạt từ
70% ưở lên và đảm bảo ưánh được sự tác động trực tiếp của con
người.
+ Khu bảo tồn các loài –
sinh cành: Đây là vùng đất tự nhiên được quản lí bảo vệ
nhằm bảo đảm môi trường sống cho một hoặc nhiều loài động, thực vật
đặc hữu, quý hiếm. Vùng đất này phải đảm bào là nơi đóng vai trò
quan trọng trong bảo tồn thiên nhiên, duy trì cuộc sống và sự phát
triển của các loài; là noi cư ttú hoặc nơi có các loài động vật
hoang dã quý hiếm…
– Khu bảo vệ cảnh
quan: Là khu vực bao gồm một hay nhiều cảnh quan có giá
trị thẩm mĩ tiêu biểu và có giá trị văn hoá, lịch sử nhằm phục vụ
cho các hoạt động văn hoá du lịch hoặc để nghiên cứu – thí nghiêm,
bao gồm:
+ Khu vực có các thắng cảnh hên đất liền, ven biển
hay hải đảo;
+ Khu vực có các di tích lịch sử đã được xếp hạng
hoặc có các cảnh quan như hang động, nham thạch… và khu vực riêng
mang tính lịch sử truyền thống của nhân dân địa phương.
– Khu rừng nghiên cứu, thực
nghiệm khoa học: Đây là khu vực dành riêng cho các hoạt
động nghiên cứu khoa học hoặc dành riêng cho nghiên cứu thí
nghiệm.
3. Tiêu chí rừng đặc dụng
1. Vườn quốc gia đáp ứng các tiêu chí sau
đây:
a) Có ít nhất 01 hệ sinh thái tự nhiên đặc trưng
của một vùng hoặc của quốc gia, quốc tế hoặc có ít nhất 01 loài
sinh vật đặc hữu của Việt Nam hoặc có trên 05 loài thuộc Danh mục
loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
b) Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục; có
cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, có giá trị du
lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
c) Có diện tích liền vùng tối thiểu 7.000 ha,
trong đó ít nhất 70% diện tích là các hệ sinh thái rừng.
2. Khu dự trữ thiên nhiên đáp ứng các tiêu chí
sau đây:
a) Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với
quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự
nhiên;
b) Là sinh cảnh tự nhiên của ít nhất 05 loài
thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm;
c) Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục
hoặc du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
d) Diện tích liền vùng tối thiểu 5.000 ha, trong
đó ít nhất 90% diện tích là các hệ sinh thái rừng.
3. Khu bảo tồn loài – sinh cảnh đáp ứng các tiêu
chí sau đây:
a) Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc
theo mùa của ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu hoặc loài thuộc Danh
mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
b) Phải bảo đảm các điều kiện sinh sống, thức
ăn, sinh sản để bảo tồn bền vững các loài sinh vật đặc hữu hoặc
loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm;
c) Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo
dục;
d) Có diện tích liền vùng đáp ứng yêu cầu bảo
tồn bền vững của loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm.
4. Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm:
a) Rừng bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, danh
lam thắng cảnh đáp ứng các tiêu chí sau: có cảnh quan môi trường,
nét đẹp độc đáo của tự nhiên; có di tích lịch sử – văn hóa, danh
lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng hoặc
có đối tượng thuộc danh mục kiểm kê di tích theo quy định của pháp
luật về văn hóa; có giá trị về khoa học, giáo dục, du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
b) Rừng tín ngưỡng đáp ứng các tiêu chí sau: có
cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; khu rừng gắn
với niềm tin, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư sống dựa vào
rừng;
c) Rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao đáp ứng các
tiêu chí sau: khu rừng có chức năng phòng hộ, bảo vệ cảnh quan, môi
trường; được quy hoạch gắn liền với khu đô thị, khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
5. Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học đáp
ứng các tiêu chí sau đây:
a) Có hệ sinh thái đáp ứng yêu cầu nghiên cứu,
thực nghiệm khoa học của tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo,
giáo dục nghề nghiệp có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, thực nghiệm
khoa học lâm nghiệp;
b) Có quy mô diện tích phù hợp với mục tiêu, yêu
cầu nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, phát triển công nghệ, đào tạo
lâm nghiệp lâu dài.
6. Vườn thực vật quốc giaKhu rừng lưu trữ, sưu
tập các loài thực vật ở Việt Nam và thế giới để phục vụ nghiên cứu,
tham quan, giáo dục, có số lượng loài thân gỗ từ 500 loài trở lên
và diện tích tối thiểu 50 ha.
7. Rừng giống quốc gia đáp ứng các tiêu chí sau
đây:
a) Là khu rừng giống chuyển hóa, rừng giống
trồng của những loài cây thuộc danh mục giống cây trồng lâm nghiệp
chính;
b) Đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia
về rừng giống, có diện tích tối thiểu 30 ha.
4. Thủ tục thành lập
rừng đặc dụng
1. Nguyên tắc thành lập khu rừng đặc dụng
a) Có dự án thành lập khu rừng đặc dụng phù hợp
với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, không thuộc đối tượng quy
định tại điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11
tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học năm 2008;
b) Đáp ứng các tiêu chí đối với từng loại rừng
đặc dụng theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này.
2. Nội dung của dự án thành lập khu rừng đặc
dụng
a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng rừng,
các hệ sinh thái tự nhiên; các giá trị về đa dạng sinh học, nguồn
gen sinh vật; giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan, du lịch sinh
thái, nghỉ dưỡng, giải trí; khoa học, thực nghiệm, giáo dục môi
trường và cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
b) Đánh giá về hiện trạng quản lý, sử dụng rừng,
đất đai, mặt nước vùng dự án;
c) Đánh giá về hiện trạng dân sinh, kinh tế – xã
hội;
d) Xác định các mục tiêu thành lập khu rừng đặc
dụng đáp ứng tiêu chí rừng đặc dụng;
đ) Xác định phạm vi ranh giới, diện tích khu
rừng đặc dụng, các phân khu và vùng đệm trên bản đồ;
e) Các chương trình hoạt động, phương án ổn định
đời sống dân cư vùng đệm, giải pháp thực hiện, tổ chức quản
lý;
g) Xác định khái toán vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư
xây dựng khu rừng đặc dụng; kinh phí thường xuyên cho các hoạt động
bảo vệ rừng, bảo tồn, nâng cao đời sống người dân; hiệu quả đầu
tư;
h) Tổ chức thực hiện dự án.
3. Hồ sơ thành lập khu rừng đặc dụng bao
gồm:
a) Tờ trình thành lập khu rừng đặc dụng (bản
chính);
b) Dự án thành lập khu rừng đặc dụng (bản
chính);
c) Bản đồ hiện trạng khu rừng đặc dụng (bản
chính) tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu
VN2000 tùy theo quy mô diện tích của khu rừng đặc dụng;
d) Tổng hợp ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân
liên quan;
đ) Kết quả thẩm định.
4. Trình tự thành lập khu rừng đặc dụng nằm trên
địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì,
tổ chức xây dựng dự án, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành
lập khu rừng đặc dụng, theo trình tự sau đây:
a) Tổ chức xây dựng dự án thành lập khu rừng đặc
dụng theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân liên quan. Trong thời hạn 20
ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý, cơ quan, tổ chức,
cá nhân có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi về Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn;
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành thẩm định hồ sơ dự án
thành lập khu rừng đặc dụng;
d) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này, Thủ tướng
Chính phủ xem xét quyết định thành lập khu rừng đặc dụng.
5. Trình tự thành lập khu rừng đặc dụng không
thuộc quy định tại khoản 4 Điều này
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì,
tổ chức xây dựng dự án, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
thành lập khu rừng đặc dụng theo trình tự sau đây:
a) Tổ chức xây dựng dự án thành lập khu rừng đặc
dụng theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Lấy ý kiến tham gia của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý,
cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời bằng văn bản gửi
về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành thẩm định hồ sơ dự án
thành lập khu rừng đặc dụng;
d) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định thành lập khu rừng đặc
dụng.
5. Trách nhiệm
cơ quan quản lý rừng đặc dụng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu
trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với hệ
thống rừng đặc dụng trong phạm vi cả nước; trực tiếp tổ chức quản
lý các khu rừng đặc dụng nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương trở lên.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối
với hệ thống rừng đặc dụng ở địa phương.
Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê đất rừng đặc dụng là gì hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé <3 Bài viết đất rừng đặc dụng là gì ! được mình và team xem xét cũng như tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết đất rừng đặc dụng là gì Cực hay ! Hay thì hãy ủng hộ team Like hoặc share. Nếu thấy bài viết đất rừng đặc dụng là gì rât hay ! chưa hay, hoặc cần bổ sung. Bạn góp ý giúp mình nhé!!
Các Hình Ảnh Về đất rừng đặc dụng là gì
Các hình ảnh về đất rừng đặc dụng là gì đang được Moviee.vn Cập nhập. Nếu các bạn mong muốn đóng góp, Hãy gửi mail về hộp thư [email protected] Nếu có bất kỳ đóng góp hay liên hệ. Hãy Mail ngay cho tụi mình nhé
Tham khảo kiến thức về đất rừng đặc dụng là gì tại WikiPedia