Cập nhật vào 17/06
Những người con Thanh Hóa sinh ra trong nghèo khó phải vươn lên bằng con đường khoa cử, cạnh tranh khốc liệt vẫn bị cái định kiến xưa cũ của mọi người để không dám thừa nhận cái gốc gác của một vùng đất ngang tàng và lắm anh hùng, vua chúa.
Bạn đang xem: Hoa Thanh Quế ý Nghĩa Là Gì
Gần 10 năm sống ở Thủ đô, chẳng mấy khi mình mở kênh truyền hình Hà Nội hay quan tâm đến các vấn đề dân sinh chốn kinh thành, mỗi khi có thời gian mình lại chuồn về quê ngay lập tức. Ngay cả đến chiếc xe máy mình tích cóp mua được từ thời sinh viên cũng đăng ký biển số 36, dù khi ấy sinh viên được đăng ký biển Hà Nội. Các món ăn quê như: bánh cuốn, cháo lươn, nem chua, gỏi cá…mình thấy chưa ở đâu ngon bằng, có lẽ dư vị ẩm thực xứ Thanh trong mình quá lớn. Bỗng dưng, một ngày tháng Tám mưa bão, người bạn “con chấy cắn đôi” nói với mình rằng: “Chưa làm được hộ khẩu Hà Nội thì cũng nên đăng kí cái KT3, làm cái gì cũng dễ hơn. Đi đâu cũng bị người ta gọi là Hoa Thanh Quế xấu hổ lắm”.
Mình thấy chơi vơi. Sao bạn phải xấu hổ khi được gọi là “Hoa Thanh Quế”?
Xem thêm : Loài Hoa Trắng Mang ý Nghĩa Mạnh Mẽ
Nhìn lại lịch sử dân tộc, hơn 1.000 năm Bắc thuộc không tính, còn lại hơn 1000 năm xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, dấu ấn Thanh Hóa trong lịch sử rất lớn, tính nhẩm cũng thấy trên 500 năm người Thanh Hóa hiện diện nắm quyền trị vì dân tộc: Lê Hoàn, Hồ Quý Ly, các đời Chúa Trịnh … Trong suốt thời kỳ tự chủ, xứ Thanh Hoa được đổi tên nhiều lần (lần cuối là Thanh Hóa do kỵ tên húy mẹ vua Minh Mạng) nhưng Thanh Hóa vẫn là tỉnh có số lần sát nhập và chia tách ít nhất cả nước. Thanh Hóa nổi tiếng hiếu học từ xưa, quê hương của nhiều nho sĩ, có hai trạng nguyên, hàng ngàn tiến sĩ, bảng nhãn, thám hoa.
Trong lịch sử chiến tranh, Thanh Hóa thường là phên dậu của đất nước. Xứ Thanh tồn tại độc lập kiểu như một dạng tự trị, từng bị “đẩy sang Lào nhưng Lào không nhận”. Người Thanh Hóa thường đùa nhau, chẳng đâu như xứ này: “Ra thì Lèn (huyện Hà Trung), vào thì Chẹt (huyện Tĩnh Giã); lên thì Nhồi (huyện Đông Sơn), xuống thì Môi (huyện Quảng Xương). Tóm lại: Ra chẹt, vào lèn, lên nhồi, xuống môi. Xứ Thanh như một quốc gia thu nhỏ, có miền núi, trung du, duyên hải, đồng bằng, với đặc điểm địa lý đó, tạo nên tính cách và nếp sống của người dân nơi quê choa.
Cái xứ choa cũng lạ, nhà thơ Hồng Thanh Quang từng viết: ‘Thanh gì cũng giữ Thanh Hoa. Bốn phương lưu lạc vẫn hòa tiếng quê. Vung tay chém một lời thề. Ở đâu cũng chỉ một nghề vua quan”. Đi khắp cả nước, đâu cũng gặp dân xứ mình. Ngồi Bờ Hồ chém gió, đánh giày, bán báo nghe tiếng rao đã nhận đồng hương, ngồi cổng công ty uống cà phê sáng, nghe tiếng nhân viên phục vụ phải hỏi lại vào đây lâu chưa. Khi mình còn học trong trường đại học, Hội Đồng hương Thanh Hóa bao giờ cũng đông thành viên nhất, khi ra trường đi làm chỗ nào người xứ Thanh cũng đầy rẫy. Chẳng biết họ ra đi từ lúc nào, bằng cách nào, quan hệ theo kênh nào. Thế nên cũng chẳng đâu như Thanh Hóa, có nhiệm kỳ một làng có ba ủy viên trung ương, đầu làng bác, giữa làng cô, cuối làng chú. Nửa nhiệm kỳ cầm quyền, trước khi nghỉ một bác nguyên Tổng bí thư cũng để lại một chính phủ có 6 bộ trưởng người xứ Thanh…
Sự kỳ thị với người Thanh Hóa luôn có, điều đó đã ám ảnh mình từ ngày nhập học đại học. Có người bạn bỗng lạnh nhạt với mình khi biết mình là người Thanh Hóa. Cô chủ nhà trọ hủy hợp đồng thuê nhà khi biết mình là người Thanh Hóa. Bố mẹ học sinh nơi mình làm gia sư cho mình nghỉ ngay buổi thứ 2 đi dạy khi biết mình là người Thanh Hóa. Một tờ giấy tìm bạn ở ghép để share tiền phòng trọ cũng “trừ người Thanh Hóa” ra… Đấy là chưa kể ở nhiều doanh nghiệp ở ngay chính Hà Nội (chứ không phải các công ty Bình Dương như báo chí đã đưa tin) tuyển nhân viên làm thêm cũng thêm dòng chú thích “Không tuyển người Thanh Hóa”.
Xem thêm : Ý Nghĩa Hoa Hồng Héo
Kể cũng lạ, người Việt còn có những thói mà tôi không hiểu được, như thói Gato trên mạng xã hội.
Thế nhưng mình và những người đồng hương của mình vẫn sống, vẫn thể hiện để những người biết mình hiểu rằng người Thanh Hóa không như vậy. Để nói về xứ Thanh, nhà thơ Huy Trụ từng viết: “Đất quê tôi lắm đền đài vua chúa. Sông còn là sông ngựa. Chảy ngang tàng qua bãi mía, nương dâu”. Tính cách của người xứ Thanh một phần mang âm hưởng ấy: “Thanh cậy thế, Nghệ cậy thần”, cái ngông nghênh, ngang tàng đó từng tạo nên loạn kiêu binh thời Chúa Trịnh. Nói đi cũng nói lại, các triều vua đều lấy dân xứ Thanh làm cấm vệ quân bởi sự trung thành.
Không ai được chọn cha mẹ cho mình, cũng như không ai có thể chọn quê hương, bạn có thể chọn một thành phố để mưu sinh, nhưng quê hương vẫn là mãi mãi. Nhà thơ Nguyễn Duy từng viết: “Cái hào hoa phong nhã của miền ngoài, cái mặn mà chân thật của miền trong, biến Thanh Hóa quê tôi thành vùng nước lợ”. Vùng nước lợ đó chứa cả điều tích cực, tiêu cực quê choa, mong rằng nhiều người sẽ thấy. Bởi vì: “Sống ở đất này dám chấp nhận cùng nhau. Một câu nói nửa rừng nửa biển. Đi hết lòng nhau để rồi tới bến. Khúc nông sâu bồi lở, thường tình”. Nếu ai đã trót yêu người Thanh Hóa, khi hiểu rồi sẽ không ngần ngại yêu tới bến luôn.
Nhưng một vũng đất đông dân quá như đất Thanh Hóa cũng nhiều cái khổ, cái đói, cái nghèo, cái lam lũ đã theo vào trong những giấc mơ. “Có một điều anh hiểu ở xứ Thanh. Cái nghèo khó ở trong từng con sóng. Nên dòng sông trước khi ra biển lớn. Hắt lên tay người bão lũ lẫn phù sa”. Lũ trẻ trâu quê choa không còn cách nào khác tiến thân bằng con đường khoa cử. Giờ đây khi kinh tế của quê choa tốt lên nhiều, cách sống người dân quê choa đã khác, con người xứ Thanh đã không còn những đua tranh quyết liệt như trước nữa, Nhưng sao những tiếng ong ve, dè bỉu vẫn còn, sự miệt thị người 36 vẫn còn đó… để những người con xứ Thanh không dám thừa nhận cả quê hương, gốc gác của mình?
Nguồn: https://hoatuoibattu.vn
Danh mục: Ý nghĩa loài hoa