Học Kinh Dịch có khó không – Tự học Kinh Dịch Bài 1

Bài viết Học Kinh Dịch có khó không – Tự học Kinh Dịch Bài 1 thuộc chủ đề về Hỏi Đáp thời gian này đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không nào !! Hôm nay, Hãy cùng https://hoatuoibattu.vn/ tìm hiểu Học Kinh Dịch có khó không – Tự học Kinh Dịch Bài 1 trong bài viết hôm nay nhé ! Các bạn đang xem bài viết : “Học Kinh Dịch có khó không – Tự học Kinh Dịch Bài 1”

Đánh giá về Học Kinh Dịch có khó không – Tự học Kinh Dịch Bài 1



Như lời của Học giả Nguyễn Hiến Lê, Kinh Dịch là cả một khu rừng bao la, kiến thức của dịch là rất đỗi rộng lớn. Nếu chúng ta học Dịch để trở thành một nhà “Dịch học” thì quả thật là một quá trình gian nan. Vì thế việc tự học kinh dịch đòi hỏi sự tâm trung và quyết tâm cao độ nhất.

Mọi Người Cũng Xem   Giải đáp băn khoăn anti hbs định lượng là gì?
Tự Học Kinh dịch bài 1
Tự Học Kinh Dịch

Mục lục nội dung

  • Kinh dịch là gì?
  • Tự Học Kinh dịch có khó không?
  • Các bước chuẩn bị để tìm hiểu và học Kinh Dịch
    • Sơ lược nguồn gốc Kinh Dịch:
    • Video giúp bạn tự học kinh dịch được dễ hơn:
    • Tài liệu Học Kinh Dịch
    • Kinh Dịch có phải là bói toán
    • Tới thời khoa học hiện đại, học Kinh Dịch còn có giá trị hay không?

Kinh dịch là gì?

Kinh dịch là bộ sách kinh điển của trung hoa, là cuốn sách cổ kỳ lạ nhất trong lịch sử loài người, vì nó được xây dựng trên một nguyên lý âm dương chỉ 2 vạch liền và đứt. Nó là một hệ thống tư tưởng triết học của người á đông cổ đại. Được ứng dụng nhiều từ chiêm tinh, y học, lịch pháp,… chứ không chỉ riêng là bói toán như mọi người thường nghĩ.

Hỏi: Nếu nói như vậy thì việc học Kinh dịch rất khó khăn chăng?

Đáp: Như phong thủy Nhất Tâm vừa nhắc tới nếu bạn muốn nghiên cứu để trở thành một nhà “Dịch học” thì đó là một quá trình phụ thuộc vào sự cần mẫn và ngộ tính của mỗi người. Nhưng muốn học dịch để ứng dụng vào các nhu cầu cần thiết của cuộc sống, thì nếu bạn có đam mê đủ lớn và phương pháp học đúng đắn, việc tự học Kinh Dịch sẽ không khó khăn như bạn nghĩ.

Với thời đại CNTT phát triển, nguồn tài liệu phong phú, ban có thể dễ giàng tiếp cận với bộ môn này thông qua chiếc điện thoại của mình. Vì thế việc học sẽ càng dễ giàng hơn.

Tự Học Kinh dịch có khó không?

Nếu bạn cầm một cuốn sách Kinh Dịch và đọc nó như một cuốn tiểu thuyết thì quả thật để học Kinh Dịch rất khó khăn, và bạn cũng sẽ chẵng bao giờ có thể tự mình gieo quẻ hay luận đoán cả. Việc Học Kinh Dịch là cả 1 quá trình của việc học và chiêm nghiệm. Kinh dịch bao la rộng lớn chỉ 64 quẻ nhưng nó bao hàm hết thảy các sự vật hiện tượng trên thế giới này. Vì vậy người học Dịch luôn phải tự mình học, tự mình chiêm nghiệm. Vì thế Đức Khổng Tử vẫn phải thốt lên “Ước gì ta có thể sống thêm ít năm để học dịch”.

Nói như vậy có nghĩa là nếu bạn muốn học Kinh dịch bạn phải thật sự đam mê, phải chuyên tâm và rèn luyện thường xuyên

✅ Mọi người cũng xem : thế nào là tự thụ phấn

Các bước chuẩn bị để tìm hiểu và học Kinh Dịch

Để học Kinh Dịch bạn phải đủ đam mê và kiên trì nếu bạn chưa có những thứ này bạn đừng nên đọc tiếp, ngược lại chúng ta cùng đi tìm hiểu các bước chuẩn bị để đi vào bài tự học Kinh Dịch bài 1 nhé.

Sơ lược nguồn gốc Kinh Dịch:

Truyền rằng, xưa thật xưa, không biết mấy ngàn năm trước Tây lịch. Vua Phục Hy-còn gọi là Bào Hy- là vị vua thời Thái cổ, có thuyết cho rằng khoảng 2850 năm trước Tây lịch, nhìn thấy các khoáy phân ra từng đám, chẳn, lẻ từ 1 đến 9 hiện trên lưng con Long-Mã trên Hoàng Hà mà hiểu được lẽ biến hóa không cùng của vũ trụ. Vua bèn vạch 1 nét liền ( ____ ) tượng cho lẻ: Dương, vạch 1 nét đứt ( __ __ ) tượng cho chẳn: Âm.

tự học kinh dịch có khó không
Kinh dịch bắt đầu từ đâu?

Vua thấy rằng đầy trong trời đất không có gì không ngoài lẽ: một Âm một Dương. Có Âm có Dương thì có Tượng, có Tượng thì tự bên trong đã có số.

Lúc đầu Phục Hy vạch một vạch lẻ để hình dung cho khí Dương, vạch 1 vạch chẳn để hình dung cho khí Âm. Nhưng hể có 2 thì liền có 4, có 4 liền có 8… Âm Dương lên xuống, đầy vơi, qua lại, biến hóa không ngừng. Thái cực sinh ra Hai Nghi, Hai Nghi sinh ra Bốn Tượng, Bốn Tượng sinh ra Tám quẻ. Quẻ nọ chồng lên quẻ kia qua lại thành 64 quẻ.

Thiệu Tử nói: “Thái cực đã chia, Hai Nghi đã dựng, Dương giao lên với Âm, Âm giao xuống với Dương mà bốn Tượng sinh ra. Dương giao với Âm, Âm giao với Dương sinh ra bốn tượng của trời; cứng giao với mềm, mềm giao với cứng sinh ra bốn tượng của Đất. Tám quẻ cọ nhau mà sau muôn vật mới sinh ra”.

✅ Mọi người cũng xem : đất vườn và đất trồng cây lâu năm khác nhau như thế nào

Video giúp bạn tự học kinh dịch được dễ hơn:

Khi xem video về bộ phim kinh dịch trên, giúp bạn dễ giàng hơn trong việc nắm bắt nguồn gốc của Kinh Dịch, giúp cho con đường tự học Dịch của chúng ta thêm dễ đi hơn.

Kinh Dịch là bộ sách tối cổ của Trung Hoa giải thích được toàn vẹn lý vận hành của vũ trụ. Chỉ 8 quẻ và mấy nét liền, đứt, sắp xếp qua lại, lên xuống mà bao quát hết lẽ muôn vật, làm căn bản cho một nền Triết học Đông Phương. Lúc đầu Dịch chỉ một mớ vạch liền, đứt do Phục Hy vạch ra. Cho đến đầu nhà CHU, vua Văn Vương mới đem các quẻ PHỤC HY ra đặt tên và diễn lời. CHU CÔNG con trai của Văn Vương chia quẻ làm 6 phần, mổi phần là một hào. Sau KHỔNG TỬ soạn thêm Thoán truyện, Tượng truyện, Văn ngôn, Hệ Từ truyện, Thuyết quái, Tự quái, Tạp quái. Thoán truyện, Tượng truyện, Hệ Từ Truyện đều chia làm 2 Thiên thượng hạ vị chi tất cả 10 Thiên gọi là Thập Dực làm cho ý nghĩa của Kinh Dịch sâu rộng thêm.

Mặc dù vậy, những thiên của Khổng Tử vẫn tách riêng không phụ hẳn vào quái từ của Văn Vương và hào từ của Chu Công. Lúc này Dịch chỉ là 1 cuốn sách Triết lý tổng hợp những tư tưởng của nhiều Triết gia có nhiều xu hướng khác nhau gọi chung là Phái Dịch Học. Đến đời Hán, Phi Trực mới đem các truyện của Khổng Tử vào chú thích cho Kinh Dịch của Văn Vương và Chu Công sâu rộng thêm. Lúc này Dịch đã có thêm sắc thái của Tượng số học, giải thích vũ trụ bằng biểu tượng và số mục. Sau Phi Trực là Trịnh Huyền làm cho Dịch học phát triển và hình thành nhiều trường phái nghiên cứu khác nhau nhưng Dịch lý của các phái này vẫn chủ yếu bàn về Tượng số.

Đến đời Tam Quốc, nhà Dịch học Vương Bật nêu lên luận thuyết tách rời hẳn, bài trừ thuyết Tượng số, chuyên bàn về nghĩa lý trong Dịch. Về sau, cho đến đời Tống, bộ CHU DỊCH BẢN NGHĨA mới ra đời. Đến đây các nhà Dịch học đều thống nhất là: “Quẻ do vua Phục Hy đặt ra Tượng âm dương lên xuống, qua lại gọi là Dịch. Lời của Chu Công thêm vào nên gọi là Chu Dịch.” Đến Triều Đại Hồng Võ năm thứ 3, Minh Thái Tổ bắt đầu mở khoa thi kén chọn nhân tài qui định Dịch thư dùng chú bản của Trình Di [2] và Chu Hy [3]. Từ đó Dịch học của họ Trình, Chu trở thành Dịch học chích thống.

Đời Vĩnh Lạc (1403-1424), Minh Thành Tổ cho biên soạn “Chu Dịch Đại Toàn” cũng trên căn bản Dịch học của Trình, Chu. Sau đó (1662-1722) triều đại Khang Hy đời Thanh biên soạn “Chu Dịch Chiết Trung”. Triều đại Càn Long (1736-1795) biên soạn Chu Dịch Thuật Nghĩa cũng đều dựa trên chú bản của Trình Di và Chu Hy.

CHU DỊCH là một trong ba bộ sách của Kinh Dịch còn tồn tại mặc dù còn nhiều thiết sót, cắc cớ, không rõ ràng. Sau nhiều biến chuyển của thời gian, đổi thay của các triều đại, hai bộ Liên Sơn (bộ Dịch thư cuối nhà Hạ) và Quy Tàng (bộ Dịch thư đời nhà Thương) thất truyền. Thể của Dịch là Biến, ngay trong ba bộ Liên Sơn, Quy Tàng và chính Chu Dịch cũng không thoát ra ngoài quy luật biến hóa của âm dương. CHU DỊCH tồn tại được nhờ Vương Bật chấp nối, ráp vá, hợp lại cho nên không thể nào toàn vẹn, đầy đủ và rõ ràng được.

Dịch thuyết truyền rằng, Kinh Dịch vốn khởi từ số (tại một số di chỉ ở Giang Tô, Hồ Bắc, các nhà khảo cổ gần đây cho biết đã đào được một số công cụ bằng đồng phát hiện thấy một loại phù hiệu gồm 6 chữ số được coi là hình thức quái hào của Dịch nguyên thủy [4]). Nhưng có Lý rồi mới có Tượng, có Tượng rồi mới có Số. Nhân Tượng mới biết được số, hể hiểu được Lý của nó thì sẽ biết Số sẽ ở bên trong. Lại nói Lý là vật vô hình cho nên phải xem Tượng mới rõ được Lý. Lý hiện ở Lời thì có thể do lời để biết được Tượng. Cho nên hể hiểu được Nghĩa thì sẽ biết được số vậy.

Không như các bộ kinh khác như Kinh Thư, Kinh Thi… Dịch nói về sự biến hóa vô cùng của vũ trụ toàn khắp, vô tận. Đọc Dịch phải nên giữ Tâm tự nhiên, mình trống rỗng, lặng yên. Tìm Nghĩa không bỏ Ý, tìm Ý thì không quên đạo lý lưu thông biến đổi thì mới hiểu được Dịch.

Tài liệu Học Kinh Dịch

Để thuận tiện hơn trong việc học Kinh Dịch nói chung và môn Dịch lý nói riêng bạn có thể chuẩn bị cho mình một số tài liệu cần thiết như:

  • Kinh dịch đạo người quân tử – Nguyễn Hiến Lê
  • Tăng san bốc dịch – Vĩnh Cao
  • Dịch học giản yếu – Lê Gia

Bạn nên đọc cuốn đầu tiên để hiểu về cái đạo của Kinh Dịch, sau đó đọc qua tăng san bốc dịch của Vĩnh Cao dịch để tìm hiểu về các khái niệm và thực hành, sau đó bạn có thể tìm hiểu sâu hơn nữa các tác phẩm khác để nâng cao kiến thức ví dụ: Mai hoa dịch số của Thiệu Khang Tiết đời Tống ….

✅ Mọi người cũng xem : làm thế nào để không nhớ hắn

Kinh Dịch có phải là bói toán

Một số người chưa nghiên cứu sâu đã vội vã cho Chu Dịch là sách Bói toán thì cũng là điều bình thường vì vốn sách Dịch rất khó đọc. Đọc được, hiểu được, học kinh dịch lại càng khó. Hiểu được để vận dụng Chu Dịch thì càng khó hơn nữa. Phục Hy vạch nét liền, đứt tượng khí Âm, Dương qua lại, biến hóa, để giải thích toàn vẹn vận hành của vũ trụ thì sắc thái bói toán vốn có trong Dịch là đương nhiên.

✅ Mọi người cũng xem : cách nấu nước dùng bún chả nướng

Tới thời khoa học hiện đại, học Kinh Dịch còn có giá trị hay không?

Kinh Dịch vốn là một phương pháp luận của một nền học thuật tư tưởng Đông Phương, không phải chỉ là môn học mà trái lại, tư tưởng của Kinh Dịch là nguồn gốc của bất cứ một môn học thuật nào. Bởi thế khi dùng phương pháp của Kinh Dịch, ta có thể tìm ra nguyên lý vận hành của toàn khắp vũ trụ, tìm ra phương thức sinh diệt, biến hóa của muôn loài, định được quy củ cho mọi hành vi trong cuộc nhân sinh, luật lệ cho cuộc hợp quần xã hội và cũng có thể khám phá được các định luật tiến hóa của con người và thiên nhiên.

Quý bạn đọc vừa cùng với Phong thủy Nhất Tâm trải qua bài 1 của seri tự học kinh dịch hiểu thêm về khái niệm Kinh Dịch và phương pháp để tự học, hãy cùng đón chờ bài tiếp theo trong thời gian gần nhất nhé. Chúc quý bạn luôn tinh tấn trong con đường nghiên cứu môn huyền học này.

Phong thủy Nhất Tâm

Bài viết mới cập nhật:
  • Lắp đặt bàn thờ đứng chung cư nhà anh Cường tại Đà Nẵng
  • Vị trí và hướng đặt bàn thờ gia tiên theo phong thủy cần lưu ý
  • Những Mẫu tủ thờ gỗ đẹp hiện đại cập nhật tháng 7 – 2022
  • Thi công phòng thờ tại Núi Thành – Quảng Nam năm 2022
  • Chương trình khuyến mãi tháng vu lan báo hiếu T08-2022


Các câu hỏi về học kinh dịch như thế nào


Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê học kinh dịch như thế nào hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé <3 Bài viết học kinh dịch như thế nào ! được mình và team xem xét cũng như tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết học kinh dịch như thế nào Cực hay ! Hay thì hãy ủng hộ team Like hoặc share. Nếu thấy bài viết học kinh dịch như thế nào rât hay ! chưa hay, hoặc cần bổ sung. Bạn góp ý giúp mình nhé!!

Các Hình Ảnh Về học kinh dịch như thế nào


Các hình ảnh về học kinh dịch như thế nào đang được Moviee.vn Cập nhập. Nếu các bạn mong muốn đóng góp, Hãy gửi mail về hộp thư [email protected] Nếu có bất kỳ đóng góp hay liên hệ. Hãy Mail ngay cho tụi mình nhé

Tham khảo thêm tin tức về học kinh dịch như thế nào tại WikiPedia

Bạn có thể tra cứu thêm nội dung chi tiết về học kinh dịch như thế nào từ trang Wikipedia tiếng Việt.◄ Tham Gia Cộng Đồng Tại

???? Nguồn Tin tại: https://hoatuoibattu.vn/

???? Xem Thêm Chủ Đề Liên Quan tại : https://hoatuoibattu.vn/hoi-dap/

Related Posts

About The Author