HTBT

Hoa Tươi Bất Tử

728x90-ads

  • Home
  • Ngôn ngữ loài hoa
  • Ý nghĩa loài hoa
  • Công Nghệ
  • Làm Đẹp
  • Phong Thuỷ
You are here: Home / Ý nghĩa loài hoa / Kinh Pháp Hoa Có ý Nghĩa Gì

Kinh Pháp Hoa Có ý Nghĩa Gì

Tháng Mười 18, 2023 Tháng Mười 18, 2023 Vương Thanh Thảo

>> Sách Phật giáo

Có thể bạn quan tâm
  • Ý Nghĩa Của Hoa Phù Dung
  • Ý Nghĩa Của Loài Hoa Hồng Phấn
  • Ý Nghĩa Của Việc Tăng 2 Bông Hoa 8 3
  • Ý Nghĩa Hoa Hồng Xanh Nước Biển
  • Hoa Hoàng Yến ý Nghĩa

Đức Phật dạy: “Nhất Phật thừa là giáo lý cao siêu, chỉ dành cho hàng căn cơ thuần thục”. Cho nên, ai viết chép, thọ trì, giảng nói được Kinh này phải biết người ấy có công đức vô lượng. Nếu không nhờ có lòng tin lớn, gieo trồng căn lành từ vô lượng kiếp thì khó mà thành tựu được. Trong Kinh Pháp Bảo Đàn có đoạn nói: Có vị thầy Pháp Đạt một hôm đến tham bái lục Tổ Huệ Năng, vị đó đỉnh lễ Tổ ba lạy mà đầu không sát đất, Tổ nói rằng:

Bạn đang xem: Kinh Pháp Hoa Có ý Nghĩa Gì

“Lạy là để phá trừ kiêu mạn, tỏ lòng cung kính, lạy mà đầu không chấm đất chi bằng đừng lạy”. Trong tâm ngươi hẳn có điều gì chất chứa, hãy nói ra xem? Pháp Đạt thưa: Tôi niệm Kinh Pháp Hoa đã tới ba ngàn bộ. Tổ nói: “Nếu nhà ngươi niệm đến muôn bộ, hiểu được ý Kinh, nhưng chẳng cho đó là hơn người, thì cùng đi một đường với Ta. Nay nhà ngươi ỷ vào việc tụng Kinh, nên chẳng biết lỗi”.

Rồi Tổ nói kệ:

“Lễ vốn diệt kiêu mạn

Sao đầu chẳng sát đất

Chấp ngã, tội liền sinh

Xem thêm : Ý Nghĩa Hoa Huệ Hồng

Quên công, phúc cao ngất”.

Pháp Đạt nghe kệ xong, hối lỗi mà tạ rằng: “Từ nay về sau, xin khiêm cung với tất cả”.

Bìa Kinh Pháp Hoa.

Bìa Kinh Pháp Hoa.

Kinh Pháp Hoa cũng dạy một hạnh khiêm cung, nhẫn nhục qua hình ảnh Bồ Tát Tường Bất Khinh, gặp ai cũng cung kính chắp tay nói: “Tôi không dám khinh Ngài, vì trước sau Ngài cũng sẽ thành Phật”. Có người nghe sinh hoan hỷ, có người mắng nhiếc, nhưng Ngài vẫn giữ một tâm niệm khiêm nhường như thế. Vì ngài biết rõ, mọi người ai cũng có Phật tính và khả năng tu hành thành Phật. Tất cả chúng sinh, hoặc trong hiện tại hay vị lai, nếu đã từng một lần được nghe Kinh Pháp Hoa nhất định sẽ thành Phật.

Hình ảnh Bồ Tát Thường Bất Khinh giúp người tu hành dẹp bỏ được tâm ngã mạn trên đường tu. Nên Phật dạy, người trì Kinh Pháp Hoa, ví như người đào giếng trên cao nguyên, là việc làm vô cùng khó khăn, cao nguyên ví như đồng hoang sinh tử. Nước trên đó chỉ cho nguồn tâm thanh tịnh sẵn có nơi mỗi chúng sinh. Nhưng vì vô minh che lấp nên nguồn tâm ấy không hiển lộ. Như người có trí ra sức đào mãi, nhất định cũng đến phần đất ướt, cứ như vậy mãi cũng phải đến mạch nước ngầm, tức là thấy Đạo, đào tiếp cho đến khi nước phun lên là thể nhập Phật tính, là thành tựu Phật quả.

Phật dạy, người trì Kinh Pháp Hoa, ví như người đào giếng trên cao nguyên, là việc làm vô cùng khó khăn, cao nguyên ví như đồng hoang sinh tử.

Phật dạy, người trì Kinh Pháp Hoa, ví như người đào giếng trên cao nguyên, là việc làm vô cùng khó khăn, cao nguyên ví như đồng hoang sinh tử.

Song, việc đào giếng có thể một năm, hai năm hay vài mươi năm rồi cũng hoàn thành, nhưng việc tu tập và hành trì theo Kinh Pháp Hoa để ngộ nhập Phật Tri Kiến “Nhất Thiết chủng trí” là sự nghiệp cửa cả một đời, nhiều đời hay nhiều A tăng kỳ hiếp cũng chưa chắc đã thành tựu, nếu ta cũng không dõng mãnh, tinh cần.

Việc hành trì theo Kinh Pháp Hoa là rất khó, bởi nghĩa lý vô cùng thâm sâu. Nên người muốn thọ trì Pháp Hoa được viên mãn, trước hết phải hội đủ ba điều kiện căn bản như phẩm Pháp Sư Công Đức nói là: “Ở nhà Như Lai, mặc áo Như Lai và ngồi tòa Như Lai”.

Hành giả muốn thụ trì Kinh Pháp Hoa phải sống trong nhà Như Lai. Tức là phải có tấm lòng từ bi với chúng sinh như mẹ thương con. Nếu thiếu tâm từ, chúng ta không thể hành trì được Pháp Hoa, Như tiền kiếp Ngài Di Lặc Bồ Tát là Cầu Danh, nhờ phát tâm Tam Muội, mang tên Từ Thị, sau được Phật thọ ký thành Phật. Do đó, người tu phải lấy từ bi làm nhà, cứu khổ ban vui cho tất cả chúng sinh khiến họ đi đến giải thoát giác ngộ. Cũng vậy, Phật xem tất cả chúng sinh như con ruột, luôn trải tâm từ và mang lại an lạc cho chúng sinh. Chúng ta là những người con Phật, nên phải thực hành theo những gì Phật đã làm, đi trên con đường Phật đã đi mới mong thành tựu được đạo quả.

Hành giả muốn thụ trì Kinh Pháp Hoa phải sống trong nhà Như Lai. Tức là phải có tấm lòng từ bi với chúng sinh như mẹ thương con. Nếu thiếu tâm từ, chúng ta không thể hành trì được Pháp Hoa, Như tiền kiếp Ngài Di Lặc Bồ Tát là Cầu Danh, nhờ phát tâm Tam Muội, mang tên Từ Thị, sau được Phật thọ ký thành Phật.

Hành giả muốn thụ trì Kinh Pháp Hoa phải sống trong nhà Như Lai. Tức là phải có tấm lòng từ bi với chúng sinh như mẹ thương con. Nếu thiếu tâm từ, chúng ta không thể hành trì được Pháp Hoa, Như tiền kiếp Ngài Di Lặc Bồ Tát là Cầu Danh, nhờ phát tâm Tam Muội, mang tên Từ Thị, sau được Phật thọ ký thành Phật.

Xem thêm : Tặng Hoa Có ý Nghĩa Gì

Muốn thụ trì Pháp Hoa hành giả phải mặc áo Như Lai, nghĩa là trang nghiêm thân tâm bằng hạnh nhu hòa, nhẫn nhục. Chỉ có tâm từ thôi chưa đủ, mà phải dùng những ngôn từ yêu thương để hóa độ chúng sinh. Chúng sinh đối với Phật Pháp như đứa trẻ vậy. Nên biết, thuốc Pháp Hoa là liều thuốc Tối thượng thừa, nếu không bọc một lớp đường nhu hòa, từ ái, nhẫn nhục thì chúng sinh không thể uống được. Nhưng nhẫn nhục mà Đức Phật dạy ở đây là nhẫn nhục trong trí tuệ sáng suốt, nhẫn để giáo hóa. Như khi Đức Phật hỏi lại kẻ đã mắng nhiếc mình: “Nếu ngươi mang lễ vật đến biếu người, người không nhận. Lễ ấy thuộc về ngươi đúng không?” Đức nhẫn này rất cần thiết để vượt khỏi khó khăn trên con đường thuyết pháp độ sinh.

Người nói Pháp Hoa là phải ngồi tòa Như Lai. Ngồi là “An trú”, tòa Như Lai nghĩa là vị Đại Bồ Tát quán: “Nhất thiết pháp không như thật tướng” chẳng điên đảo, chẳng động, chẳng nói, chẳng chuyển như hư không “Không” đây có nghĩa là vô tự tính của các Pháp. Vì các pháp là vô tự tính, nên bất khả đắc. Đức Phật an trú trong Chân Không ấy nên gọi là ngồi tòa Như Lai. Kinh Kim Cương nói:

“Như thị diệt độ vô lượng, vô số vô biên chúng sinh thực vô chúng sinh đắc diệt độ giả”.

Người nói Pháp Hoa là phải ngồi tòa Như Lai. Ngồi là “An trú”, tòa Như Lai nghĩa là vị Đại Bồ Tát quán: “Nhất thiết pháp không như thật tướng” chẳng điên đảo, chẳng động, chẳng nói, chẳng chuyển như hư không “Không” đây có nghĩa là vô tự tính của các Pháp.

Người nói Pháp Hoa là phải ngồi tòa Như Lai. Ngồi là “An trú”, tòa Như Lai nghĩa là vị Đại Bồ Tát quán: “Nhất thiết pháp không như thật tướng” chẳng điên đảo, chẳng động, chẳng nói, chẳng chuyển như hư không “Không” đây có nghĩa là vô tự tính của các Pháp.

Trọn đời Đức Phật độ sinh mà Ngài nói Ta không thấy có chúng sinh nào được độ, nên sự thuyết pháp độ sinh mới viên mãn. Đức Phật ở trong vô tự tính, nên không còn thấy tướng chúng sinh. Với tất cả chúng sinh đều bình đẳng nói pháp, vì thuận theo pháp nên chẳng nói nhiều. Hành giả trì Kinh Pháp Hoa tại gia hay xuất gia nên sinh lòng từ lớn, còn hàng Bồ Tát sinh lòng bi lớn. Kinh Pháp Hoa này là tạng bí mật của các Đức Như Lai, Vì Kinh chỉ bày Tri Kiến Phật, nên chỉ cho người rất khó, vì nó không có tướng mạo, vượt ngoài ngôn ngữ. Song, nó hằng hiện hữu nơi chúng ta.

Ở nhà Như Lai, mặc áo Như Lai và ngồi tòa Như Lai là ba đức tính, ba điều kiện căn bản để việc đọc tụng, giảng nói Kinh Pháp Hoa được rốt ráo viên mãn. Người hộ trì, giảng nói Kinh Pháp Hoa, trước phải giữ gìn giới luật, tức là an trú bốn pháp: 1. Hành xứ: An trụ trong nhẫn nhục, hòa dịu chẳng Kinh sợ; 2. Thân cận xứ: Không gần gũi vua quan và ngoại đạo… những đối tượng này nếu phải thuyết pháp thì không nên thân cận. Quán các pháp không như thật tướng, chẳng điên đảo, chẳng động như hư không; 3. An lạc hạnh: Chẳng nói lỗi của người khác và Kinh, chẳng khinh mạn pháp sư khác, đối với hàng Thanh Văn không khen không chê. Đối với tất cả chúng sinh phải khởi tâm bình đẳng nói pháp. Đối với các Như Lai, Bồ Tát phải thường kính lễ; 4. Khởi đại bi tâm: Tâm sinh lòng từ đối với người tại gia, xuất gia. Người thành tựu bốn pháp này thì lúc thuyết pháp không có lầm lỗi.

Trong phẩm Pháp Sư Công Đức có ghi: “Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào thụ trì Kinh Pháp Hoa này, hoặc đọc, tụng, giải nói, hoặc biên chép, người đó sẽ đặng tám trăm công đức nơi mắt, một ngàn hai trăm công đức nơi tai, tám trăm công đức nơi thân, một ngàn hai trăm công đức nơi ý, dùng những công đức này, trang nghiêm sáu căn đều được thanh tịnh”.

Kinh Pháp Hoa xem trọng Phật tính hay Tri Kiến Phật bình đẳng nơi mỗi chúng sinh qua câu nói: “Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tính”, nếu ai biết quay lại sống với Tri Kiến Phật nơi mình thì sẽ được diệu dụng không thể nghĩ bàn.

Kinh Pháp Hoa xem trọng Phật tính hay Tri Kiến Phật bình đẳng nơi mỗi chúng sinh qua câu nói: “Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tính”, nếu ai biết quay lại sống với Tri Kiến Phật nơi mình thì sẽ được diệu dụng không thể nghĩ bàn.

Cũng trong phẩm Phẩm Pháp Sư Công Đức, Đức Phật thọ ký rằng: “Người nào đọc tụng, thụ trì Kinh Pháp Hoa là người ấy đã tự trang nghiêm mình bằng sự trang nghiêm của Đức Phật. Do đó, được Đức Như Lai mang trên vai Ngài”.

Kinh Pháp Hoa xem trọng Phật tính hay Tri Kiến Phật bình đẳng nơi mỗi chúng sinh qua câu nói: “Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tính”, nếu ai biết quay lại sống với Tri Kiến Phật nơi mình thì sẽ được diệu dụng không thể nghĩ bàn. Nên Phật dạy, chúng ta thực hành Bồ Tát đạo với tâm bình đẳng giáo hóa, không chối bỏ người nào kẻ oán cũng như người thân. Cho nên, học hỏi và tu tập Diệu Pháp là con đường quay trở về với chính mình và thực tại, nhận rõ ở đó không có mặt của ngã tướng, để từ bỏ tham ái và chấp thủ, trở về sống với Tri Kiến Phật sẵn có, với Pháp Thân không hình, không tướng, không sinh không diệt, nên công đức là không thể nghĩ bàn.

Nguồn: https://hoatuoibattu.vn
Danh mục: Ý nghĩa loài hoa

Bài viết liên quan

Ý Nghĩa Của Hoa đào 6 Cánh
Ý Nghĩa Của Hoa đào 6 Cánh
Hoa Mai Hô Ng ý Nghĩa
Hoa Mai Hô Ng ý Nghĩa
Tặng Hoa đồng Tiền Có ý Nghĩa Gì
Tặng Hoa đồng Tiền Có ý Nghĩa Gì
Ý Nghĩa Của Hoa Sao Xanh
Ý Nghĩa Hoa Hồng đậm
Ý Nghĩa Hoa Hồng đậm
Ý Nghĩa Câu Sống đẹp Như Những đóa Hoa
Ý Nghĩa Hoa Vạn Thọ
Ý Nghĩa Hoa Vạn Thọ
Ý Nghĩa Của Hoa Súng
Ý Nghĩa Của Hoa Súng
Ý Nghĩa Phong Thủy Cây Hoa Mộc
Ý Nghĩa Của Cắm Hoa
Ý Nghĩa Của Cắm Hoa

Chuyên mục: Ý nghĩa loài hoa

728x90-ads

About Vương Thanh Thảo

Previous Post: « Ý Nghĩa Của Hoa Tặng Chị Gái
Next Post: Ý Nghĩa Của Loài Hoa Giấy đỏ »

Primary Sidebar

Bài viết nổi bật

Ý Nghĩa Của Hoa đào 6 Cánh

Ý Nghĩa Của Hoa đào 6 Cánh

Tháng Mười Hai 1, 2023

Hoa Mai Hô Ng ý Nghĩa

Hoa Mai Hô Ng ý Nghĩa

Tháng Mười Hai 1, 2023

Tặng Hoa đồng Tiền Có ý Nghĩa Gì

Tặng Hoa đồng Tiền Có ý Nghĩa Gì

Tháng Mười Hai 1, 2023

Ý Nghĩa Của Hoa Sao Xanh

Tháng Mười Hai 1, 2023

Ý Nghĩa Hoa Hồng đậm

Ý Nghĩa Hoa Hồng đậm

Tháng Mười Hai 1, 2023

Tên Loài Hoa Mang ý Nghĩa Buồn

Tên Loài Hoa Mang ý Nghĩa Buồn

Tháng Mười Hai 1, 2023

Ý Nghĩa Câu Sống đẹp Như Những đóa Hoa

Tháng Mười Một 30, 2023

Các Loài Hoa Xanh Có Hương Thơm

Tháng Mười Một 30, 2023

Ý Nghĩa Hoa Vạn Thọ

Ý Nghĩa Hoa Vạn Thọ

Tháng Mười Một 30, 2023

Ý Nghĩa Của Hoa Súng

Ý Nghĩa Của Hoa Súng

Tháng Mười Một 30, 2023

Ý Nghĩa Phong Thủy Cây Hoa Mộc

Tháng Mười Một 30, 2023

Ý Nghĩa Của Cắm Hoa

Ý Nghĩa Của Cắm Hoa

Tháng Mười Một 30, 2023

Ý Nghĩa Cắm Hoa

Ý Nghĩa Cắm Hoa

Tháng Mười Một 30, 2023

Ý Nghĩa Việc Dời đô Về Hoa Lư

Tháng Mười Một 30, 2023

Ý Nghĩa Cắm Hoa Hinh Bánh Kem

Ý Nghĩa Cắm Hoa Hinh Bánh Kem

Tháng Mười Một 30, 2023

Hoa Thiên điểu ý Nghĩa

Tháng Mười Một 30, 2023

Ý Nghĩa Hoa Salem Trắng

Tháng Mười Một 30, 2023

Ý Nghĩa Bài Hát Màu Hoa đỏ

Ý Nghĩa Bài Hát Màu Hoa đỏ

Tháng Mười Một 30, 2023

Ý Nghĩa Số Luong Hoa Hồng Môn đỏ

Ý Nghĩa Số Luong Hoa Hồng Môn đỏ

Tháng Mười Một 30, 2023

Ý Nghĩa Hoa Sen Trong Logo

Ý Nghĩa Hoa Sen Trong Logo

Tháng Mười Một 30, 2023

Footer

Về chúng tôi

Mạng xã hội

Theo dõi chúng tôi tại Google News

Địa Chỉ

Map

Bản quyền © 2023