Sư cô Đẳng Nghiêm hiện đang tu tập tại Tu viện Lộc Uyển, Mỹ. Trước khi xuất gia, sư cô đã tốt nghiệp Y khoa tại UC San Francisco, Mỹ. Dưới đây là trích đoạn chia sẻ từ cuốn sách “Áo vách núi” – tuyển tập những hoa trái tu tập của sư cô trong 18 năm qua.
Có lần Bụt ngồi trước thính chúng và nâng lên một cành hoa. Tất cả các thầy, các sư cô đều nhìn và cảm thấy ngạc nhiên, không hiểu Bụt có ẩn ý gì. Chỉ có ngài Ca Diếp mỉm cười, và ngài trở thành vị tổ đầu tiên của tông phái Thiền. Khi con nâng lên cành hoa này, có nhiều cô và các em mỉm cười, thành ra con thấy có nhiều thiền sư đang ngồi ở đây!
Bạn đang xem: Nụ Hoa Nhỏ ý Nghĩa Bài Thơ
Khi đại chúng nhìn bông hoa này, đại chúng có những ý nghĩ gì? Xin cho con vài thí dụ.
“Màu vàng.”
Xem thêm : Hoa Mộc Lan Có ý Nghĩa Gì
“Mùi thơm đi rất xa.”
“Có một hoa tươi và một hoa đã héo.”
“Vô thường.”
“Hạnh phúc.”
Xem thêm : Ý Nghĩa Của Cau Phong Hoa Tuyết Nguyệt
“Hoa đẹp…”
Đại chúng có biết không? Trong hoa này, mỗi một cái cánh là một hoa riêng biệt. Hoa này thuộc vào bộ hoa Cúc (gia đình Asteraceae hoặc Composite). “Com” trong chữ “composite” nghĩa là đến với nhau, chung với nhau. Một bông hoa được định nghĩa là có nhụy riêng của nó (nhụy đực, nhụy cái, hoặc có cả nhụy đực và nhụy cái), và vì thế nó có thể thụ phấn, được thụ phấn, hay tự thụ phấn. Trong gia đình Asteraceae, mỗi một cánh hoa đều có nhụy riêng của nó. Thế thì đây không phải là một bông hoa, mà là rất nhiều bông hoa được hợp lại với nhau, gọi là tổng hợp, thể hợp để tạo nên một đoá hoa. Cũng vì tất cả những hoa nhỏ đến chung với nhau để tạo thành một đoá hoa, khả năng thụ phấn và sự hữu hiệu của nó rất cao. Chúng ta hãy tưởng tượng nếu chúng tách riêng cái cơ hội để chúng làm được điều đó sẽ rất khó, nhưng chung lại với nhau thì chúng trở thành một loài hoa, phổ biến mạnh mẽ, có khả năng sống còn và phát triển ở nhiều nơi trên thế giới ở những khí hậu khác nhau. Có rất nhiều loài cỏ dại, hoa và rau quả thuộc vào bộ hoa Cúc, ví dụ như bồ công anh, thược dược, cúc daisy, xà lách, atiso, v.v… Đến thăm Lộc Uyển, chúng ta thấy mọc khắp nơi rất nhiều loài cây xô thơm, cây cỏ và hoa dại khác cũng thuộc vào gia đình này.
Mùa này nhiều loài hoa đã bắt đầu tàn. Nhìn những cánh hoa rũ xuống, chúng ta có thể thấy vô số nhụy đực bên trong. Mỗi cánh hoa tự nó đã là một bông hoa, và một bông hoa có rất nhiều bông hoa trong nó. Chúng ta đã được học giáo lý Hoa Nghiêm, cái một chứa đựng cái tất cả. Vậy thì đây là một ví dụ thực tiễn mà chúng ta có thể thấy và sờ mó được. Một bông hoa có rất nhiều bông hoa trong nó. Trong chính nó, nó đã đầy đủ và cùng một lúc chứa đựng tất cả những cái kia. Khi thành lập một tăng thân, như tăng thân Xóm Dừa, tăng thân Lộc Uyển, tăng thân Làng Mai, chúng ta cũng đến với nhau trong tinh thần này. Mỗi một chúng ta là hoa, và chúng ta làm nên một đoá hoa tăng thân. Đoá hoa này có cơ hội được biểu hiện một cách đẹp đẽ, có màu sắc linh động, mùi hương lan rộng, và làm đẹp cho đời.
Sống trong tăng thân hoặc sinh hoạt với một tăng thân, mỗi người thực sự đang học làm một cánh hoa của một đoá hoa. Tuy mình trong tự thân là một nụ hoa, nhưng mình học sống hoà hợp, làm một thành viên, để đoá hoa biểu hiện một cách đẹp đẽ. Nhìn vào hoa này, chúng ta có thấy cánh hoa nào quan trọng hơn cánh hoa nào không? Không có cánh hoa nào nổi bật cả. Chính vì nó không nổi bật, chính vì nó hoà chung vào, nó mới làm nên một đóa hoa đẹp. Đây là sự thực tập, mà mình gọi là vô thường, vô ngã. Trong thiên nhiên và trong con người mình có tuệ giác này, nhưng mình phải học sống và tập sống tuệ giác này trong đời sống hàng ngày. Những năm đầu tiên khi con mới về Làng, có những cái bức xúc, khó chịu đi lên trong con khi con bị chỉnh bởi một sư cô hay một sư chị, hoặc khi con bị một sư em đối xử không dễ thương. Những ý nghĩ phân biệt đi lên như: “Mấy người này học dở hơn mình mà dạy mình, ăn hiếp mình… Có tu giỏi đâu mà la mình!” Rồi con lại nghĩ hồi đó mình sống bên ngoài có tự do, muốn lái xe, mua vé máy bay đi đâu thì đi, tự nhiên bây giờ mình phải là người ở lại, nhìn người ta đi. Đi tu là lần đầu tiên con làm người ở lại. Trước đó, con luôn là người ra đi. Muốn đi đây đi đó thì khoác ba lô lên vai và đi. Trong liên hệ tình cảm cũng vậy, hết hạnh phúc thì mình ra đi. Con đã cho sự ra đi đó là một sự tự do, mình làm chủ con người của mình, làm chủ cuộc đời của mình. Về Làng tu học, con mới thấy rõ rằng đó không phải là mình làm chủ mình. Mình giận mình đi, thì cái gì thật sự dẫn mình đi? Chính cái giận dẫn mình đi. Sự tự do của người tu không phải ở chỗ muốn lên xe đi lúc nào là đi. Sự tự do của người tu là học làm một nụ hoa trong tự thân nhưng cùng lúc là một phần của một đoá hoa. Giận cũng ở đó để thở thôi. Trong buổi pháp đàm gần đây, thầy Pháp Hội chia sẻ có những lần thầy giận, thầy nghĩ đến chuyện bỏ đi, nhưng đi đến vườn rau thì lại quay trở lại. “Giận thì chỉ đi tới vườn rau là cùng!” thầy nói và cười thật tươi. Chính sự quay trở lại, ngồi yên, nhìn được mình và hoà giải được với người kia chính là học làm một nụ hoa. Sự thực tập này làm cho mình trở nên toàn vẹn hơn, đẹp hơn, tự do hơn. Khi mình nổi tiếng hay tài năng, chính lúc đó mình có cảm tưởng mình như là một cái trứng chọi đá. Mình nghĩ mình tự lập, nhưng thực sự trong chiều sâu tâm thức, mình biết mình bất lực, không có khả năng điều khiển được những cơn giận hay chuyển hoá được những khổ đau của mình. Mình tự hào nhưng bất lực, và cái mâu thuẫn đó trong con người của mình làm cho mình bất an, đau khổ. Cái tự hào, tự tôn thường đi đôi với cái mặc cảm tự ti. Mình cảm thấy phải luôn luôn chứng minh là mình hơn người. Sống trong tăng thân, khi những ý nghĩ phân biệt, tự hào trong con nảy lên, cái thực sự giúp con không bị cuốn đi là quay về với hơi thở, đi thiền hành, ngồi yên, thấy được những suy nghĩ đó và mỉm cười. Rồi cơn bão cũng qua. Một lần như vậy là một lần nếm được sự làm chủ chính mình.
Trong gia đình, chúng ta cũng cần học làm những cánh hoa. Nhiều bậc cha mẹ quen cách từ trên nói xuống: “Con phải làm như thế này. Con phải làm như thế kia…” Có thể điều này hữu hiệu khi con còn nhỏ và cần mình cho ăn, cho mặc, cho nơi ấm êm để ngủ. Nhưng nhiều người trẻ, một khi có khả năng tự suy nghĩ và bắt đầu làm ra tiền, không còn tiếp nhận được cách nói từ trên xuống của cha mẹ. Điều này đưa đến sự mâu thuẫn và đổ vỡ trong nhiều gia đình. Cha mẹ và các con không truyền thông được với nhau. Gia đình không còn là mái ấm để người trẻ muốn quay về. Nếu chúng ta học làm những cánh hoa, không lớn hơn mà cũng không nhỏ hơn, nương vào nhau, dùng tâm ban đầu để thấy nhau luôn luôn mới thì chúng ta sẽ lớn lên được với nhau. Cha mẹ sẽ được lớn lên (chứ không phải chỉ già đi) và làm bạn đồng hành với các con của mình. Mỗi ngày các con của mình học được rất nhiều điều và có những cái thấy rất sâu sắc mà chúng có thể chia sẻ với mình. Mình có mặt để lắng nghe những khổ đau, những vui buồn của con mình. Mình thử nghe nhạc với con và thỉnh thoảng đi những sinh hoạt với con. Các con sẽ không bao giờ thấy mình già, lỗi thời, mà chúng thấy mình rất trẻ, rất chịu chơi. Mỗi thành viên thực tập làm một cánh hoa để làm nên một đoá hoa đẹp cho gia đình. Các thầy các sư cô trong gia đình xuất gia của Làng Mai cũng thực tập như vậy. Có những sư anh, sư chị, sư em của con rất giỏi, có nhiều tài năng, nhưng họ không phải là những người lãnh đạo. Mọi người đều chung sức tu tập, làm việc, và cùng đi đến những quyết định chung. Không có một cá nhân nào đứng ra làm người lãnh đạo.
Nguồn: https://hoatuoibattu.vn
Danh mục: Ý nghĩa loài hoa