Trừng phạt (Economic sanction) là gì? Trừng phạt kinh tế tên tiếng Anh là gì? Tác động của trừng phạt kinh tế? Một số hình thức trừng phạt kinh tế? Tại sao Mỹ lại có quyền trừng phạt kinh tế với các nước khác?
Cụm từ ” trừng phạt” chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua và có thể bắt gặp trong các bản tin thời sự, trong những tờ báo trong nước và quốc tế. Tuy nhiên đôi khi chúng ta lại không phân biệt được thế nào là trừng phạt hay thế nào là cấm vận, trừng phạt để làm gì và nó có ảnh hưởng như thế nào với đối tượng bị trừng phạt? Tại sao Mỹ lại có quyền trừng phạt kinh tế với các nước khác?
Mục lục bài viết
- 1 1. Trừng phạt là gì?
- 2 2. Tác động của trừng phạt kinh tế:
- 3 3. Một số hình thức trừng phạt kinh tế:
- 4 4. Tại sao Mỹ lại có quyền trừng phạt kinh tế với các nước khác?
1. Trừng phạt là gì?
Trừng phạt bao gồm nhiều biện pháp có bản chất khác nhau như hạn chế trao đổi thương mại, trừng phạt tài chính thông qua việc phong tỏa tài khoản, tài sản, xem xét lại viện trợ cho phát triển, cấm nhập cảnh… Và tùy theo từng trường hợp, đối tượng bị trừng phạt có thể là một nước, một tổ chức, một pháp nhân (doanh nghiệp, định chế, …) hoặc các cá nhân.
Trừng phạt quốc tế là nhằm làm thay đổi một hành vi, ứng xử, như chấm dứt xâm lược một nước khác, từ bỏ một chương trình vũ trang, chấm dứt các hoạt động khủng bố, vi phạm nhân quyền, vi phạm luật pháp quốc tế… Như vậy, trên danh nghĩa, trừng phạt không phải là để trả thù, trừng trị.
Trừng phạt kinh tế là cấm vận song phương hay đa phương đối với việc hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và tư bản do một nước nào đó khởi xướng và theo đó là những lý do được đưa ra. Biện pháp trừng phạt kinh tế được sử dụng để tăng sức ép chính trị mà một nước hay cộng đồng quốc tế áp đặt lên một nước nào đó, nhằm buộc nước bị cấm vận thay đổi chính sách kinh tế/chính trị của mình.
Biện pháp trừng phạt kinh tế có thể bao gồm các hình thức khác nhau của các rào cản thương mại, thuế quan và hạn chế đối với các giao dịch tài chính. Lệnh cấm vận có tính chất tương tự, nhưng thường ngụ ý xử phạt nghiêm trọng hơn. Biện pháp trừng phạt kinh tế thường nhằm mục đích thay đổi hành vi của quốc gia mục tiêu. Tuy nhiên, hiệu quả của biện pháp trừng phạt là gây tranh cãi và biện pháp trừng phạt có thể có hậu quả ngoài ý muốn.
Biện pháp trừng phạt kinh tế không nhất thiết phải áp đặt vì hoàn cảnh kinh tế – chúng cũng có thể bị áp đặt đối với một loạt các vấn đề chính trị, quân sự và xã hội. Biện pháp trừng phạt kinh tế có thể được sử dụng để đạt được mục đích trong nước và quốc tế.
Ví dụ: Mỹ và các nước phương Tây cũng áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế với một loạt nước như Cuba, Iran, Myanmar…
Trừng phạt kinh tên tiếng Anh là: “Economic sanction”
2. Tác động của trừng phạt kinh tế:
– Biện pháp trừng phạt kinh tế được sử dụng để tăng sức ép chính trị mà một nước hay cộng đồng quốc tế áp đặt lên một nước nào đó, nhằm buộc nước bị cấm vận thay đổi chính sách kinh tế, chính sách chính trị của mình.
– Các lệnh trừng phạt này chủ yếu nhắm vào giới lãnh đạo của các quốc gia bị ảnh hưởng, nhưng thực tế những người dân thường vô tội mới là đối tượng bị tác động mạnh nhất. Bởi lẽ, thực chất các biện pháp trừng phạt làm cho nền kinh tế các nước này rơi vào khó khăn, cô lập, người dân không có công ăn việc làm, các loại hàng hóa trở nên khan hiếm, đắt đỏ, thậm chí người dân có thể không mua được những loại hàng hóa thiết yếu như lương thực thực phẩm.
Xem thêm: Mối quan hệ giữa Quốc hội với các cơ quan nhà nước ở trung ương theo Hiến pháp năm 2013
Các nước bị phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, mất nguồn đầu tư nước ngoài, không thể nhập khẩu công nghệ để phát triển kinh tế, GDP giảm mạnh, số người thất nghiệp tăng cao. Chính phủ không đủ tài chính để nhập khẩu lương thực, thuốc, dụng cụ y tế, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, nhất là ở các nước đang phát triển, chậm phát triển. Điều này đã làm nhiều người phản đối các biện pháp trừng phạt kinh tế do những tác động tiêu cực mà nó gây ra đối với các thường dân vô tội.
– Các biện pháp trừng phạt kinh tế muốn có hiệu lực đầy đủ đòi hỏi phải có sự hợp tác và tự nguyện chấp hành của các quốc gia liên quan và cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, điều này rất khó xảy ra vì không nước nào muốn nhận về phần có lợi cho mình. Trong nhiều trường hợp các lệnh trừng phạt được áp đặt nhằm phục vụ lợi ích một số các quốc gia, khiến cho chúng được đánh giá là thiếu công bằng và dựa trên những định kiến. Bênh cạnh đó các lệnh trừng phạt có thể gây nên thiệt hại cho các nước khác bên ngoài quốc gia mục tiêu, đặc biệt là các quốc gia láng giềng hay các đối tác thương mại lớn của quốc gia đó khi họ bị mất thị trường xuất khẩu, nguồn thu ngân sách hay công ăn việc làm của người dân. Chính vì vậy, các lệnh trừng phạt kinh tế thường khó nhận được sự ủng hộ rộng rãi và đồng nhất của các quốc gia thành viên cộng đồng quốc tế.
Ví dụ, trong khi Mỹ và các nước phương Tây áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Myanmar hay Iraq dưới thời chính quyền Saddam Hussein thì các công ty của Trung Quốc lại nhân cơ hội này để khai thác các lợi ích kinh tế ở các quốc gia này mà không gặp phải sự cạnh tranh của các công ty Mỹ và phương Tây, đồng thời khiến cho các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Myanmar và Iraq không thể phát huy tác dụng.
Có thể nói các biện pháp trừng phạt kinh tế chỉ phát huy hiệu quả cao nhất khi có được sự đồng thuận chính trị rộng rãi giữa các quốc gia và những quốc gia khác bị ảnh hưởng gián tiếp bởi lệnh trừng phạt phải được đền bù lợi ích một cách thích đáng thông qua những hình thức khác nhau.
– Tuy nhiên các biện pháp trừng phạt kinh tế có thể phản tác dụng khi giúp chính quyền các nước bị trừng phạt kích thích tinh thần dân tộc, giành được sự ủng hộ nhiều hơn của người dân, hoặc mang lại cho chính phủ các nước này một lý do biện minh cho tình trạng kém cỏi của chính quyền và sự suy yếu của nền kinh tế trong nước.
3. Một số hình thức trừng phạt kinh tế:
Trừng phạt kinh tế có thể được thực hiện theo nhiều cách. Bao gồm các cách như sau:
– Thứ nhất, Thuế quan (Tariffs): Là loại thuế đánh lên hàng nhập khẩu (hoặc xuất khẩu).
– Thứ hai, Hạn ngạch (Quota): Giới hạn số lượng hàng hóa có thể được nhập khẩu từ một quốc gia hoặc xuất khẩu sang quốc gia đó.
Xem thêm: Phân tích nội dung và ngoại lệ của một trong bảy nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế
– Thứ ba, Cấm vận (Embargoes): Một hạn chế thương mại ngăn cản một quốc gia giao dịch với một quốc gia khác. Ví dụ, Chính phủ một quốc gia có thể ngăn công dân hoặc doanh nghiệp của mình cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho quốc gia khác.
– Thứ tư, Hàng rào phi thuế quan (Non tariff barriers): Đây là những hạn chế phi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu, có thể bao gồm các yêu cầu cấp phép và đóng gói, tiêu chuẩn sản phẩm và các yêu cầu khác không phải là thuế.
– Thứ năm, Đóng băng hoặc thu giữ tài sản: Hình thức này ngăn không cho tài sản thuộc sở hữu của một quốc gia hoặc cá nhân bị bán hoặc chuyển đi.
4. Tại sao Mỹ lại có quyền trừng phạt kinh tế với các nước khác?
Có thể thấy, Mỹ là một trong 5 quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất trên thế giới. Thị trường tài chính của Mỹ là thị trường lớn nhất và có tầm ảnh hưởng nhất trên thế giới. Vì thế mà hầu như không quốc gia, tập đoàn, công ty nào muốn phát triển mà không quan hệ, hợp tác với Mỹ, với các tập đoàn, công ty của Mỹ. Điều đó tạo cho Mỹ quyền lực lớn và họ lạm dụng trừng phạt, cấm vận nhiều nhất, dưới danh nghĩa của Liên hợp quốc, lôi kéo nhiều biện pháp trừng phạt, cấm vận của Mỹ và đồng minh ảnh hưởng lớn đến kinh tế, thương mại toàn cầu, gây chia rẽ giữa Mỹ và đồng minh.
Mỹ từ lâu đã dùng các biện pháp trừng phạt như công cụ chống lại những thế lực đối đầu, song những biện pháp này lại mới được sử dụng thường xuyên hơn từ sau vụ khủng bố 11/9/2001.
Biện pháp trừng phạt được coi là một công cụ hữu hiệu giúp ngăn chặn các nhóm khủng bố tiếp cận và giữ chúng an toàn với hệ thống tài chính quốc tế, đồng thời giúp trấn áp những hành vi lạm dụng nhân quyền hay tham nhũng. Tuy nhiên, chuyên gia nhận định việc lạm dụng, biến chúng thành một chính sách đối ngoại hàng đầu có thể gây ảnh hưởng tới uy tín của Mỹ đối với các đồng minh và tiềm ẩn nguy cơ làm giảm giá trị đồng USD.
Trừng phạt, cấm vận được áp dụng ngày càng nhiều trong cạnh tranh lợi ích giữa các nước lớn. Có thể thấy rất nhiều lệnh trường phạt và cấm vận đưa ra khi chúng ta theo dõi tin tức Điển hình là giữa Mỹ và đồng minh với Nga, Trung Quốc. Biện pháp trừng phạt kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc cản trở chuỗi cung ứng nguyên liệu, sản phẩm toàn cầu, ảnh hưởng lớn đến phục hồi kinh tế thế giới trong đại dịch Covid-19. Việc ngăn chặn các giao dịch chuyển tiền, cô lập ngân hàng của các nước bị cấm vận không chỉ ảnh hưởng đến đầu tư, hệ thống ngân hàng thế giới mà còn gây bất lợi cho chính Mỹ, và đồng minh tham gia hoặc đơn phương. Mỹ ban hành hơn 20 chương trình, nhiều đạo luật cấm vận áp dụng đối với nhiều nước
Từ năm 2018, các lệnh trừng phạt kinh tế trở thành “cuộc chiến thương mại” giữa Mỹ và Trung Quốc, đến nay chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Hai bên liên tục áp thuế đối với hàng ngàn mặt hàng xuất khẩu của nhau, cấm xuất khẩu một số nguyên liệu chiến lược, sản phẩm công nghệ cao như đất hiếm, phần mềm, công nghệ chip…
Xem thêm: Công văn, văn kiện ngoại giao
Đằng sau trừng phạt là sự cạnh tranh quyền lực giữa 2 cường quốc hàng đầu. Vị thế nền kinh tế và khoa học công nghệ số 1 thế giới, sức mạnh, niềm tự hào của Mỹ có nguy cơ bị Trung Quốc soán ngôi, thậm chí có lĩnh vực đã bị qua mặt.
Từ cuộc chiến thương mại, trừng phạt mở rộng sang lĩnh vực chính trị, an ninh, ngoại giao (đóng cửa một số lãnh sự quán, cấm nhập cảnh các cá nhân là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, bắt giữ cá nhân nghi làm gián điệp, che dấu thân phận liên quan đến quân đội, cấm Tập đoàn công nghệ và truyền thông hàng đầu Huawei…) và văn hóa (đóng cửa các Viện Khổng tử, ngừng các chương trình hợp tác văn hóa với Trung Quốc).
Xem thêm: Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại là gì?
Tìm hiểu về đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại? Các nhiệm vụ của quốc gia về hợp tác quốc tế?
Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 5789/VPCP-QHQT ngày 15/10/2002 của Văn phòng Chính phủ về việc ký Bản Ghi nhớ về hợp tác với Chi Lê trong lĩnh vực đào tạo ngoại giao và quan hệ quốc tế
Liên kết kinh tế quốc tế Nhà nước là gì? Các hình thức phổ biến?
Tẩy chay kinh tế là gì? Đặc điểm của tẩy chay kinh tế? Nguồn gốc và ví dụ thực tiễn về tẩy chay kinh tế?
Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 3346/VPCP-KG của Văn phòng Chính phủ về việc chức năng quản lý nhà nước và đầu mối quan hệ quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân
Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 60-CP năm 1977 về việc thành lập Viện quan hệ quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao do Hội đồng Chính phủ ban hành
Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 279-CT năm 1992 đổi tên Viện Quan hệ quốc tế Bộ ngoại giao thành Học viện Quan hệ quốc tế do Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ban hành
Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 281/2005/QĐ-BNG về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Quan hệ Quốc tế do Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao ban hành
Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 456-QĐ/TDTT năm 1996 Quy định quản lý công tác quan hệ quốc tế trong ngành TDTT do Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao ban hành
Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Quyết định 771/1998/QĐ-UBTDTT về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Vụ Quan hệ Quốc tế do Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao ban hành
Tạm trú là gì? Đăng ký tạm trú là gì? Vai trò của đăng ký tạm trú? Quy định pháp luật về đăng ký tạm trú? Địa chỉ hiện cư ngụ tại là thường trú hay tạm trú?
Ủy ban nhân dân huyện Định Hoá ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Định Hoá? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Định Hoá mới nhất.
Người nước ngoài là gì? Chế độ pháp lý dành cho người nước ngoài là là chế độ mà người nước ngoài được hưởng khi làm ăn, sinh sống hay làm việc tại Việt Nam.
Rủi ro thanh khoản là gì? Mục tiêu của quản lý thanh khoản?? Mô hình hóa, dự báo dòng tiền kiểm tra sức chịu đựng về thanh khoản?
Bất khả xâm phạm là gì? Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được quy định như thế nào trong luật?
Ủy ban nhân dân huyện Phú Bình ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Phú Bình? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Phú Bình mới nhất.
Ủy ban nhân dân huyện Phú Lương ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Phú Lương? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Phú Lương mới nhất.
Đầu tư gián tiếp nước ngoài là gì? FPI là gì? Ý nghĩa của FPI? Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài? Vai trò, tác động của FPI hiện nay tới các doanh nghiệp?
Tái bảo hiểm là gì? Trách nhiệm trong trường hợp tái bảo hiểm? Tìm hiểu về khái niệm tái bảo hiểm và quy định về hoạt động tái bảo hiểm?
Bảo hiểm là gì? Tái bảo hiểm là gì? Quy định về bảo hiểm, tái bảo hiểm, đồng bảo hiểm? Các loại bảo hiểm phổ biến hiện nay?
Ủy ban nhân dân huyện Đại Từ ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Đại Từ? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Đại Từ mới nhất.
Thương mại điện tử là gì? Phân tích khái niệm thương mại điện tử dưới nhiều góc độ khác nhau. Phân tích các đặc điểm của thương mại điện tử?
Trách nhiệm dân sự là gì? Trách nhiệm dân sự được pháp luật quy định như thế nào? Đặc điểm nổi bật của trách nhiệm dân sự. Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự.
Khái niệm đăng ký tạm trú là gì? Đối tượng phải khai báo tạm vắng? Thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng? Không khai báo, đăng ký tạm trú sẽ bị xử phạt như thế nào?
Nơi cư trú là gì? Nơi thường trú là gì? Nơi tạm trú là gì? Điều kiện và thủ tục đăng ký thường trú như thế nào? Điều kiện và thủ tục đăng ký tạm trú như thế nào? Quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú theo quy định mới nhất?
Chế độ hưu trí là gì? Điều kiện được hưởng lương hưu? Quy định về mức lương hưu và tỷ lệ hưởng lương hưu? Hướng dẫn cách xác định tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng? Bảng tra cứu độ tuổi nghỉ hưu dành cho mọi lao động? Hồ sơ hưởng lương hưu?
Ủy ban nhân dân huyện Võ Nhai ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Võ Nhai? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Võ Nhai mới nhất.
Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND huyện Đồng Hỷ? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ mới nhất.
Hình thức nhà nước là gì? Các kiểu và hình thức của Nhà nước? Kiểu và Hình thức của các loại Nhà nước: Nhà nước chiếm hữu nô lệ, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản, Nhà nước vô sản.
Ủy ban nhân dân TP Thái Bình ở đâu? Địa chỉ liên hệ UBND TP Thái Bình? Giới thiệu các thông tin cơ bản, thông tin liên hệ của Ủy ban nhân dân TP Thái Bình mới nhất.
Các câu hỏi về tại sao mỹ lại có quyền cấm vận
Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê tại sao mỹ lại có quyền cấm vận hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé <3 Bài viết tại sao mỹ lại có quyền cấm vận ! được mình và team xem xét cũng như tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết tại sao mỹ lại có quyền cấm vận Cực hay ! Hay thì hãy ủng hộ team Like hoặc share. Nếu thấy bài viết tại sao mỹ lại có quyền cấm vận rât hay ! chưa hay, hoặc cần bổ sung. Bạn góp ý giúp mình nhé!!
Các Hình Ảnh Về tại sao mỹ lại có quyền cấm vận
Các hình ảnh về tại sao mỹ lại có quyền cấm vận đang được Moviee.vn Cập nhập. Nếu các bạn mong muốn đóng góp, Hãy gửi mail về hộp thư [email protected] Nếu có bất kỳ đóng góp hay liên hệ. Hãy Mail ngay cho tụi mình nhé
Tra cứu thêm dữ liệu, về tại sao mỹ lại có quyền cấm vận tại WikiPedia
Bạn nên tra cứu thêm thông tin về tại sao mỹ lại có quyền cấm vận từ web Wikipedia.◄ Tham Gia Cộng Đồng Tại???? Nguồn Tin tại: https://hoatuoibattu.vn/
???? Xem Thêm Chủ Đề Liên Quan tại : https://hoatuoibattu.vn/hoi-dap/